Thứ Năm, 26 tháng 11, 2015

Vài suy nghĩ về thơ ngắn



PV.Ninh Sơn

                                                     Tác giả đứng bên trái
     

                        NÉT ĐAN THANH  về  ‘MU`A HY VONG’

                                                         ***

                                    VÀI SUY NGHĨ VỀ THƠ NGẮN

             Từ xưa ta đã gặp trong ca dao, trong thơ văn những bài ngắn gọn, lời hay, ý đẹp, dễ nhớ. Đến bây giờ, trên trang mạng, trong ấn phẩm, hay tại những ngày hội thơ,.. ‘trăm hoa đua nở’. Những vườn ấy có ‘thơ dài’ ‘thơ ngắn’ và ‘cực ngắn’’;  từ năm, ‘mười’ chữ qua ‘một, hai, ba, bốn câu’... đến ... vài  ba  ngàn câu.

                                                         ***

            Người ‘đầu tiên’ ở ta ‘khởi xướng’ một loại thơ ít lời, nhiều ý, gợi mở, có lẽ là nhà thơ Thao Thao  [Cao Bá Thao – (1909-1994)], trong phong trào “Thơ mới” (1932 – 1941). Ông nêu ra trước văn giới loại thơ “một câu ” và đã viêt nhiều bài:

                            Trời nước lặng,  mơ hồ ;  cá đớp trăng.
                            Gió mơ màng;  cây rủ ;  bóng trăng êm.
                            Đóm lập lòe,  tha ma,  đồng quạnh quẽ.

            Không được đưa ngay vào  tuyển tập và khi đó thơ “một câu”
không phát triển thành phong trào sôi nổi. Tuy nhiên nhiều người đọc qua cũng giữ lại ấn tượng lâu dài. Người viết bài này, kẻ hậu sinh, được đọc thơ ThaoThao qua sách “Luyện Văn”(1952) của học giả Nguyễn Hiến Lê; đọc một đôi lần cũng nhớ được ít bài. Đã sáu mươi năm qua đi, bây giờ hồi tưởng lại và tìm hiểu lại:

            Thơ “một câu” của Thao Thao có điều gì đó gần gũi với thơ “Haiku” Nhật Bản, hay “Hai kư”Việt:
                          Ao xưa / Con ếch nhảy vào / Tiếng nước xao .
                                                   (Matsu Basho)
                          Tịch liêu / Thấm xuyên vào đá / Tiếng ve kêu .
                                                  (Matsu Basho)
                       Cánh sen chiều / nở bên ga xép / Một niềm quạnh hiu.
                                                 (Masaoka Shiki)

                       Quả mướp dài/ Con ong vụt đến/ Đâu người tình xưa
                         (TônThất Thọ - Giải nhất cuộc thi Thơ Haikư lần 3)

                         Lá môn non / Giọt sương đọng / Vầng trăng tí hon
                       (Trần Đức Việt – Giải nhất cuộc thi Thơ Haikư lần 4)

                             Xuân ấm áp /  Tròn đầy /  trăng mười sáu
                        ( Nguyễn Thị Kim – Ngày thơ Nguyên tiêu 2014)

                       Tiếng kinh Di Đà / Mẹ ngồi hóa đá / nhìn di ảnh con
                          (Lê Anh Tuấn – Ngày thơ Nguyên tiêu 2014)

                                                        ***
            Thơ haiku phản ánh tự nhiên hiện thực; ý tứ, dữ kiện, sự việc,  kế tiếp tự lập, liên hệ đa chiều; phần kết khép lại, gợi mở suy tư.  Bài thơ mang ý nghĩa sâu xa mà bao quát…  Thơ Haiku giản dị cô đọng, đậm chất thiên nhiên, đượm mầu thiền, tịch liêu tĩnh lặng, nhẹ nhàng bình yên...; và ý thơ mênh mang.

           Được đọc thơ “Một Câu” từ xa xưa; gần đây qua bầu bạn được biết chut ít về thơ cực ngắn Nhật – Việt; trong lòng nhiều mến mộ. Tự thấy mình không còn đủ điều kiện đi theo, đành tìm về với ‘thơ Vài Câu’ mà nhiều thi huynh đã biết, đã viết, đã giới thiệu, xuất bản,
phát hành.               (“Thơ BaCâu”,“Thơ BốnCâu”,...; !Phạm Sán!
Phạm Công Hội, Lý Viễn Giao, Hoàng Xuân Họa...)

           Có lẽ một phần thơ ngắn  này chưa được xếp “thể loại”, chưa hình thành luật lệ chặt chẽ; nghĩa là còn được ‘tự do’ phô diễn những ý tứ ít nhiều tản mạn. Điều đó chắc là có phần phù hợp với một số ‘người già’ mắt mờ, tai nặng; suy tư chậm chạp mà chưa chắc chỉn chu như chúng tôi. Thôi thì cũng đành chấp nhận.

                                                          ***
           Dù không bắt buộc phải theo lệ luật, một bài thơ ‘ngắn hay dài’  cũng vẫn có mục tiêu đề tài, có chủ đề mong được đổi trao với người.
          Khoảng đề rộng hẹp, sự tinh hay dở,   tư tưởng   sâu nông,...
phụ thuộc vào năng lực bẩm sinh (vốn sẵn tính trời), vào niềm đam mê học hỏi (kinh sử dùi mài), và chút chiu nào đó vào hoàn cảnh đường đời (phúc lộc phận người).
          Mỗi bài thơ cũng nên ít nhiều khởi thừa, trạng thuyết, luận kết tỏ mờ; mong được ‘gửi thưa’
           Thơ VÀI CÂU ... ý tứ đơn sơ, vần điệu ‘lơ thơ’... xin được
‘nhập môn’     ‘HY  VONG’ 

                                                                           PVNS