Chủ Nhật, 28 tháng 5, 2017

Anh có về



Anh hẹn rằng sẽ về lại quê em
Bão lũ mưa dầm, gió Lào cát trắng
Con gái miền Trung nước da đằm nắng
Vẫn ngọt mềm trong mỗi tiếng dạ thưa...
Quê em nghèo lắm nắng nhiều mưa
Gió rát mặt những ngày hè đổ lửa
Dáng mẹ gầy nhấp nhô trên ruộng lúa
Giọt mồ hôi thấm hạt gạo mặn mòi...
Anh hứa rằng sẽ thăm lại miền Trung
Gió sẽ gắt hơn tháng năm tháng bảy
Trên cát bỏng chân đi như muốn chạy
Lỡ một lần... còn thương nổi lần sau?

                                      Lê Thanh Bình

Thứ Bảy, 20 tháng 5, 2017

Chiều vội



Sập tối
Ngọn đèn khêu mờ- tỏ
Nắm rau quơ hái vội
Rửa cầu ao
Gạo đong từng lon sau một ngày làm vất vả
Mẹ thổi cơm muộn
Củi ướt khói bếp quanh nhà cay mắt mẹ
Lũ con
Ngồi trên manh chiếu cũ ngủ gà ngủ gật
Chỏng chểnh ghế chong chênh
Cố giương đôi mắt háo ăn
Trông chờ nồi cơm chín
Ta cũng có một thời
Cơm khoai lưng dạ
Hạt muối mặn cắn ăn nghe biết ngọt
Ăn rất chậm đếm từng hạt ngô lẻ
Nghe được
Tiếng dạ dày ọp ẹp mừng reo
Thôi thì nhẩm đọc vài câu chinh phụ:
''Thuở trời đất nổi cơn gió bụi
Khách má hồng nhiều nổi truân chuyên
Xanh kia thăm thẳm từng trên
Vì ai gây dựng cho nên nổi này.''

SƯƠNG LAM 

Thứ Bảy, 13 tháng 5, 2017

Về Cù lao



Về Cù lao không anh ?
Sông Tiền mùa này đang ngọt
Và gió
Gió cứ bâng khuâng lời chim hót
Và hoa
Hoa lang thang khắp nẻo bờ dài
Về Cù lao nhặt những nụ cười
E ấp trong vành nón lá
Những ánh mắt vắt đôi bờ quen lạ
Gọi ngày vui thung thăng !
Về Cù lao lấy lại thăng bằng
Với nhịp khúc đờn ca phóng túng
Áo Bà Ba đã thôi ngày quàng súng
Mảnh mai
Ngoan dịu
Thanh tân !
Về Cù lao lắng tình dừa theo mỗi bước chân
Iu ấp bờ kinh
Ôm dài bến nước
Lục bình trôi xuôi gió tóc dừa chải ngược
Ì oạp chân dừa con sóng vu vơ
Dừa hóa thân như một giấc mơ
Thơm ngọt nghĩa tình
Lung linh dáng vẻ …
Về Cù lao anh nhé
Chỉ một lần thôi nhưng để nhớ một đời

Lý Viễn Giao
 


Thứ Tư, 3 tháng 5, 2017

Tôi kêu gọi một cuộc cách mạng tâm linh



                                                                                                                 

                                                                                                                        Tuệ Uyển dịch

Chúng Ta Có Thể Sống Không Cần Tôn Giáo, 
Nhưng Không Thể Không Có Tâm Linh

          Như một tu sĩ Tây Tạng, tôi được giáo dục để tôn kính những nguyên tắc của Phật Giáo. Toàn bộ cung cách suy nghĩ của tôi được hình thành bởi sự kiện tôi là một là một đệ tử của Đức Phật, nhưng tôi muốn vượt qua khỏi những ranh giới tín ngưỡng của tôi để làm sáng tỏ những nguyên tắc phổ thông nào đó, với mục tiêu giúp đở người khác tìm hạnh phúc.
Dường như là quan trọng đối với tôi để phân biệt giữa tôn giáo và tâm linh. Tôn giáo bao hàm một hệ thống những niềm tin căn cứ trên nền tảng siêu hình, cùng với những giảng dạy về giáo lý, nghi lễ, hay cầu nguyện.
Tuy nhiên, tâm linh, tương ứng với sự phát triền những phẩm chất nhân bản chẳng hạn như từ ái, bi mẫn, kiên nhẫn, bao dung, tha thứ, hay một ý nghĩa của trách nhiệm. Những phẩm chất nội tại này, là nguồn gốc của hạnh phúc cho tự thân và những người khác, là độc lập với bất cứ tôn giáo nào. Đó là tại sao, thỉnh thoảng toi đã tuyên bố rằng chúng ta có thể sống mà không cần tôn giáo, nhưng không thể không có tâm linh. Và một động cơ vị tha là một yếu tố tổng hợp những phẩm chất mà tôi định nghĩa như tâm linh.
Cách Mạng Tâm Linh Và Cách Mạng Đạo Đức
TÂM LINH, TRONG QUAN ĐIỂM của tôi, bao hàm sự chuyển hóa tâm thức. Cách tốt nhất để chuyển hóa nó là làm quen thuộc với sự suy nghĩ trong một cung cách vị tha hơn. Thế nên đạo đức là căn bản cho mọt tâm linh thế tục cho tất cả mọi người, ta không bị giới hạn trong một nhóm những người tin tưởng trong một tôn giáo này hay tôn giáo kia.
Cuộc cách mạng tâm linh mà tôi chủ trương không phải là một cuộc cách mạng tôn giáo. Nó tương ứng với một sự định hướng lại thái độ đạo đức của chúng ta, vì nó là một vấn đề của việc học hỏi để đem những nguyện vọng của người khác vào sự quan tâm của chúng ta tối đa cũng như của chính chúng ta.
Cuộc cách mạng tâm linh mà tôi chủ trương không tùy thuộc vào những điều kiện bên ngoài nối kết với tiến trình vật chất hay kỷ thuật. Nó sinh ra bên trong, và được động viên bởi một khát vọng thâm sâu là để chuyển hóa tự thân nhằm để trở thành một con người tốt đẹp hơn.
Người ta có thể phản đối rằng một cuộc cách mạng tâm linh không thể giải quyết những vấn nạn của thế giới đương thời. Họ có thể thêm rằng, trên trình độ xã hội, bạo động, say sưa, ma túy, hay sự mất mát những giá trị gia đình nên được đối phó với căn bản của chính họ qua những lượng định đặc thù. Nhưng chúng ta biết rằng từ ái hơn và bi mẫn hơn sẽ giới hạn sự mở rộng và tính nghiêm trọng của những vấn nạn này. Không phải tốt hơn để tiếp cận chúng và xử sự với chúng như những vấn nạn của một trật tự tâm linh hay sao?
Tôi không cho rằng những vấn nạn như vậy sẽ biến mất ngay lập tức, nhưng tôi thật sự nói rằng bằng việc giảm thiểu chúng đối với lãnh vực xã hội và bằng việc thờ ơ không gian tâm linh của chúng, thì chúng ta không đang cho chúng ta phương tiện để giải quyết chúng trong một cung cách lâu dài. Tâm linh, khi chúng ta thấu hiểu như sự phát triển những giá trị nhân bản nền tảng thì chúng ta có mọi cơ hội để cải thiện cuộc sống của những cộng đồng chúng ta.
Sự Bệnh Hoạn Của Tính Hai Mặt
THẬT QUAN TRỌNG ĐỂ tỉnh giác với sự liên hệ hổ tương bằng việc nhận ra rằng một hiện tượng xảy ra do bởi nhiều nguyên nhân và điều kiện phức tạp. Giảm thiểu thành một nhân tố đơn độc sẽ đưa đến một sự phân liệt thực tại. Việc nhận thấy sự liên hệ hổ tương cuối cùng đưa đến một sự ít bạo động hơn. Hơn thế nữa vì khi chúng ta đặt mình vào một phạm vi rộng rãi hơn, chúng ta trở nên ít bị tổn thương hơn với những hoàn cảnh ngoại tại và có được một sự phán xét lành mạnh hơn. Bất bạo động không giới hạn trong một sự vắng mặt bạo lực, vì nó là vấn đề của một thái độ năng động, được động viên bởi mong ước mang lại sự tốt lành cho người khác. Nó tương đương với lòng vị tha.
Lòng yêu thương vị tha thường bị hiểu sai. Nó không là vấn đề của việc quên lãng chính mình vì lợi ích của người khác. Trong thực tế, khi quý vị làm lợi ích cho người khác, quý vị làm lợi ích cho chính mình do bởi nguyên tắc liên hệ nhân duyên hổ tương. Tôi muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc mở rộng tâm hồn quý vị và đem nổi khổ đau của người khác vào trong chính mình. Lòng vị tha thay đổi tính khí của chúng ta, tính tiếu lâm của chúng ta, những nhận thức của chúng ta và cho phép chúng ta phát triển một sự thanh thản hơn, một tính khí bình lặng hơn. Ngược lại với lòng vị tha làm chúng ta dễ bị tổn thương với những hoàn cảnh ngoại tại hơn.
Chủ nghĩa vị kỷ chống lại tự nhiên, vì nó phớt lờ sự liên hệ nhân duyên hổ tương. Nó là một thái độ đóng lại tất cả những cánh cửa, trái lại lòng vị tha phát triển một tầm nhìn sâu sắc. Chúng ta nên phát triển cảm giác thuộc về một gia đình nhân loại rộng lớn. Những nguyên nhân và điều kiện của tương lai chúng ta một cách rộng rãi nằm trong tay của chúng ta.
Việc Không Để Ý Mối Liên Hệ Nhân Duyên Hổ Tương Của Những Người Phương Tây
MỘT CÁCH TỔNG QUÁT, tôi rất ấn tượng với xã hội phương Tây; tôi đặc biệt ngưỡng mộ năng lượng của nó, sự sáng tạo của nó, và lòng khao khát tri thức của nó. Tuy thế, một số yếu tố nào đó trong cung cách sống của phương Tây dường như đáng lo ngại đối với tôi. Tôi đã chú ý, thí dụ, người ta đã sẳn sàng nghĩ về mọi thứ như hoàn toàn trắng hay hoàn toàn đen, như hoặc là thế này hay thế kia, quên lãng thực tại của mối liên hệ nhân duyên hổ tương và tương đối. Họ có khuynh hướng đánh mất tầm nhìn của những vùng xám bất định giữa những ý kiến.
Một điều nữa trong sự quán sát của tôi là có nhiều người ở phương Tây sống một cách rất thoải mái trong những thành phố lớn, trong khi vẫn duy trì sự cô lập với đại đa số nhân loại. Thật đáng ngạc nhiên rằng với một sự nhàn hạ vật chất như vậy và với hàng nghìn anh chị em hàng xóm, một số lớn con người như vậy lại chỉ có thể biểu lộ tình cảm thật sự với những con chó và con mèo của họ. Trong nhãn quan của tôi, điều đó chứng tỏ một sự thiếu vắng những giá trị tâm linh. Một phần của vấn nạn có thể là sự ganh đua căng thẳng – một nguồn gốc của sợ hãi và bất an sâu sắc – liên hệ với đời sống trong những xứ sở như vậy.

                         Trích từ quyển My Spiritual Journey của Đức Đạt Lai Lạt Ma
                                      Ẩn Tâm Lộ, Wednesday, January 20, 2016