Lý Viễn Giao
Anh trở lại với thơ tôi đã mừng . Nay lại mừng hơn khi anh in thơ mình bằng giấy phép của một nhà xuất bản danh tiếng . Tôi biết và đọc thơ anh từ những năm năm mươi của thế kỷ trước dưới bút danh Phan Lang . Thế rồi yên ắng một khoảng lặng dài như bóng chim viễn sinh để hôm nay trên tay tôi có trọn một trăm bài thơ xinh xắn lựa chọn ra trong đời thơ anh . Tôi chọn từ “ Đời thơ ” chỉ dành và chỉ hợp với người thơ Ninh Sơn thôi . Trước khi trở lại với mái trường cấp ba và những vần thơ thanh tân anh đã là một tay thợ mộc có hạng biết cất nhà và làm đồ tinh xảo . Và . Trước khi trở thành phó giáo sư – tiến sĩ cùng một mảng thơ đau đáu tình người , tình quê nặng chất suy tư , triết tưởng , anh đã trầy da sém tóc trên những sới vật cuộc đời .
Đọc thơ anh , ta thấy hiển hiện trước mắt một
vùng chiêm trũng Nam Sang xa xưa :
Nam
Xang “Đồng trắng nước trong”
Mùa về sóng vỗ trập trùng trên đê. Mỗi
nhà ra một vó bè,
Mỗi làng ngang một đảo tre bồng bềnh.
Và nghe vẳng bên tai tiếng
cưa đục xoèn xoẹt , cúc cắc của gánh thợ mộc lưu xứ :
Đóng cối xay “dăm
tre”
Dựng xưởng mộc “Nam Hà”
Lập hiệp thợ “Binh Hồ”
Làm nhà cửa, đình chùa, quán xá
Bắc cầu ngang sông Hóa .
Đấy là quê hương anh, nghề truyền thống của gia đình anh
, cái nôi đời anh mà anh đau đáu khôn nguôi cho đến tận bây giờ :
Phương trời mờ ảo khói sương;
Xa xôi vời vợi nhớ thương quê nhà.
Chính bởi
nặng lòng với xứ sở , gia đình mà thơ Ninh Sơn dành mảng rất quan trọng cho
những con người trong huyết hệ . Ông bà nội ngoại , cha mẹ các em và con cái
thảy đều có mặt trong thơ anh . Xin đừng hỏi vì sao người là nửa cuộc đời anh
lại khuyết bóng . Ấy là chuyện riêng tế nhị . Ta có thấy những vần thơ anh viết
cho chị một lần khi chị đi xa :
Kim cương vừa hiện, trăng lưu lạc,
Cách trở Âm Dương, lạnh thấm lòng.
Có lẽ tất
cả các dòng sông mà đời anh đã ít nhiều gắn bó đều hiển hiện trong thơ . Từ những con sông nhỏ rì rầm luồn trong
thành phố đến những dòng sông uốn lượn dọc ngang , rộng dài vắt qua làng
quê . Từ dòng sông quê hương đến tràng
giang phía Trời tây. Nếu tinh ý ta sẽ thấy Ninh Sơn viết về sông không phải chở
gió mây mà đằm ghe sự đời , tình đời nặng nhọc . Thơ Ninh Sơn nhiều hoa . Hoa
tự nhiên , hoa cảnh và cả những bông hoa …bị người ta lấy đi . Cũng như sông ,
hoa của anh phải oằn vai gánh giùm chủ nhân những trĩu nặng ưu tư .
Thơ viết
về bạn bè của Ninh Sơn khá phong phú , đủ mọi khúc đời . Nhiều bài còn ghép đầy
đủ tên người trong một bối cảnh . Nhưng nếu ai đó muốn tìm thơ tình trong sáng
tác của Ninh Sơn chắc hơi bị hẫng hụt . Có chăng khi còn niên thiếu thơ anh
cũng thấp thoáng bóng dáng nữ sinh trong không nhiều bài . Đó chỉ là nuối tiếc
những tà áo đã ra đi hay tình yêu chưa ngỏ còn để lại:
Em xa rồi, Ninh Giang văng vắng lạ,
Thiếu chúng mình
tụm bảy, túm ba.
Trường vắng em, đường phố vắng tiếng ca;
Trời trống vắng, tháng ngày dài đằng đẵng. Hay :
Cô Hàng Dép xưa,
Phương trời xa khuất,
Còn gợn tình thơ,
Đường tơ trong vắt.
Hình như anh có một mối tình chưa rõ nét với ca sĩ Hà
Thanh . Người này sang Mỹ định cư sau cuộc chiến Chín năm . Vài năm trước có
trở lại và hình như họ có gặp nhau :
Em đi không nói một lời;
Quê nhà hoang hoải,
khoang trời chông chênh.
Ninh Sơn
chọn cho thơ mình ngôn ngữ cầu kỳ theo ý riêng anh để đạt sự chuẩn xác của sở
thích . Chính vì lẽ này mà anh làm thơ cảm thấy khó . Ít nhiều người đọc cùng
đồng cảm sự khó nhọc này khi đọc thơ anh . Cũng như ẩm thực , món ăn tinh thần
này nếu chịu khó nhai kỹ sẽ nhận chân được vị ngọt bùi của nó . Hãy xem :
Bờ bụi Tam Trinh mơ tình Bến Cũ
Tha thẩn Ngưu Lang tìm vết trâu vàng
Bờ kè gia súc đi hoang
Lềnh bềnh phế thải xuôi làn nước đen
Trời xanh nhăn nhó ưu phiền. Để có thấy đáng
trân trọng không ?
Ninh Sơn
làm thơ không câu nệ thể loại . Vần điệu cũng không phải là điều anh thật gò bó
. Không hiểu vô tình hay hữu ý mà gần đây thơ anh xuất hiện một hình thù mới ,
chưa dám gọi là thể loại . Không phải thơ Haiku . Mờ mờ hình bóng senriu với ba
câu , ba dòng có cấu trúc là lạ : Hai câu đầu là lục bát hoặc thất ngôn , câu
thứ ba có bốn từ :
Trống chèo lay động sông trăng, Lời ca ‘xa lệch’ Cô Hằng nghiêng trôi. Phúc Lộc trùng lai Hay :
Người thôi nhảy nhót. Ta lui mãi
Chẳng đến thanh xuân;
ngại tuổi già .
Ngất ngưởng, nghê nga.
Được biết hiện anh đã có trong tay gần trăm bài thơ dạng
này và còn đang nghiền ngẫm viết tiếp .
Tôi nghĩ
Ninh Sơn chưa dừng con đường thơ của anh ở tập thơ này :
Ước gì tằm mãi còn tơ,
Dệt đôi vần mới đón chờ ngày xuân.
Vâng ! Nếu Miền ký
ức chỉ là cái mốc để thơ Ninh Sơn chuyển sang một thời kỳ viết mới khác đi nhẹ
nhàng , bay bổng hơn thì đó là niềm vui của những người bạn anh .
Lời giới thiệu tập thơ " Miền ký ức"
Đọc bài này cháu nhớ lần về Bích Câu gặp chú Ninh Sơn nữa..
Trả lờiXóaMới đó đã một năm. Chúc mừng chú với tập thơ " Miền kí ức".
Một thành viên ở rất xa nhưng lại rất gần với thi quan là Ếch đó . Mọi người vẫn chờ một cuộc tái ngộ tiếp . Ếch có nghĩ vậy không ? Chúc người ở xa hãy đấm những hồi chuông thật vang !
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Xóa