Thứ Năm, 31 tháng 7, 2014

Ngọc băng thanh



                                                               Thanh Bình


Ta mang em về giữa ban trưa.
Cái nắng đổ giữa lưng trời bỏng rát.
Bên ta em tỏa hương thơm ngát
Mong manh, thanh khiết, dịu dàng.

Thứ Hai, 28 tháng 7, 2014

Sinh hoạt tháng bẩy


          Hôm nay trời hà Nội dìu dịu trong nắng hè cuối vụ . Bích Câu thi quán sinh hoạt thường kỳ trong khung cảnh đầy thi vị của trời đất và ấm áp tình người . Thi quán rất vui vì hai vị khách quý là nhà văn hoá Vân Hạc và phu nhân , nhà văn - nhà giáo Hiền Nga trở thành hội viện chính thức . Thơ gửi về của nhà thơ Thy Sơn được giới thiệu bởi Thy Nhung . Những bài thơ đọc trực tiếp tạo nên những luận bàn rất thú vị . Ngoài phần thơ , thi quán còn theo dõi những đoạn clip do nhà văn hoá Văn Trầm , hội viên , ghi lại trong các kỳ sinh hoạt trước  và nghe những ca khúc do anh sáng tác được dàn dựng công phu . Xin giới thiệu vài bài thơ và hình ảnh của buổi sinh hoạt :


Những vết sẹo
    Kính tng thương binh – blogger Phm Thôn Nhân

                                                                                            Thy Sơn

Có vết sẹo sần sùi dày cộm lên theo tháng năm dòng chảy                       
Vơi cho đời bao mất mát chiến tranh                                                                                       Có vết sẹo hun hút khoét thịt da ngày đêm bỏng cháy                                                     Lấp đầy mắt bé thơ sắc trời biếc trong lành                                                                         Có vết sẹo âm ỉ chỉ riêng anh nhìn thấy                                                                              Anh lẳng lặng giấu đi làm kho báu riêng mình                                                                    Em yêu vết sẹo ấy trong anh                                                                                                       Thản nhiên, anh mỉm cười, đứng dậy                                                                                   Soi mắt anh, em thấy nước non mình                                                                                       Mang hình chữ S và hai quần đảo Hoàng sa- Trường Sa muôn đời bất diệt!                                                                                          Em yêu vết sẹo ấy trong anh!

UỐNG RƯỢU VỚI NGƯỜI ÂM
                                        Vân Hc
UỐNG RƯỢU VỚI NGƯỜI ÂM

Ta nâng cốc chạm cùng đêm                                                                                         Trăng, sao, gió, núi... say mềm cùng ta                                                                           Đâu đây trong dải ngân hà                                                                                             Sáng đôi mắt lửa như xa xót đời                                                                                     Hy sinh trong cuộc cờ người                                                                                         Cùng tôi cạn cả bao lời tri âm                                                                                    Bạn ra đi đã bao năm                                                                                                   Mãi đôi mươi, khúc quân hành cùng nhau                                                                       Còn tôi mặt đã nát nhàu                                                                                               Tóc sương, gối mỏi nỗi đau tận cùng                                                                             Bạn hòa trong đất Tiên Rồng                                                                                       Tôi nuốt nỗi hận trong lòng bấy nay                                                                               Khi đi trống giục cờ bay                                                                                               Cùng bao lời hứa đến ngày vinh quang                                                                         Khi về thui thủi lỡ làng                                                                                                 Gõ bao cánh cửa... bẽ bàng xót xa                                                                                 Thương mình sống chẳng hơn ma                                                                                 Vợ con oằn gánh nặng ba bốn lần.                                                                                 Trông xa rồi lại nhìn gần                                                                                               Còn bao đồng đội muôn phần đắng cay                                                                           Người thân vùi dưới đất dày                                                                                         Không bia mộ chẳng ai hay trên đời                                                                               Người mạng oan ức tày trời                                                                                           Ô dành cho cả ba đời cháu con...                                                                                 Mình thì may mắn vẫn còn                                                                                           Dẫu chỉ tồn tại vẫn “son” hơn nhiều                                                                               Chiến tranh hồn ngỡ phiêu diêu                                                                                     Không bằng trận chiến trước nhiều cửa quan                                                                   Hôm nay lòng thật bẽ bàng                                                                                           Nhận tiền “xương máu” lệ tràn trong tim                                                                         Bốn năm, bốn triệu chín nghìn                                                                                       Rượu như máu ứa từ tim bao người                                                                               Đồng đội ơi hãy cùng tôi                                                                                               Nâng ly cạn cả đất trời, nỗi đau!


  




  



Thứ Tư, 16 tháng 7, 2014

Cảm nhận chùm thơ Sắc Hạ

Hunh Xuân Sơn

Tôi đã từng ngẩn ngơ khi nghe Tiếng Hạ của Tác giả Lý Viễn Giao cất lên dìu dặt. Và rồi hôm nay tôi lại gặp và đắm say với chùm thơ Haiku về mùa hạ… Không phải  là âm thanh rộn ràng cất tiếng, mà là muôn màu của hạ khoe sắc, qua Sắc Hạ:
Mấychùmphượngđỏ                                                                                                    Thắp suốt mùa hè                                                                                                   Rơi cùng tiếng ve
         *
Cầubẩysắc                                                                                                                  Cơngiólắc                                                                                                                   Trôi theo mưa
          *
Lối bằng lăng                                                                                                             Nhuộmtímtrăng                                                                                                           Giấc mơ ngày trước
          *
Dưới trời cao  
Sángcùngsao                                                                                                              Bầy đom đóm
          *
Venbờhoanắng                                                                                                            Dậpdìubướmtrắng                                                                                                       Mùa xưa theo về                   (Lý Viễn Giao)
Mùa hạ có lẽ là mùa có nhiều màu sắc tươi đẹp nhất. Mỗi bài thơ mang đến một màu sắc và sự gợi mở qua những ngắt ý gãy gọn khác nhau. Với thể thơ Haiku thì có lẽ mỗi bài thơ tác giả muốn gửi gắm một thông điệp riêng qua nội dung những câu thơ ngắn ấy. Chứ không chỉ là những gợi mở về màu sắc thông thường:
Sắc Hạ đầu tiên khoe mình thật ấn tượng
Mấy chùm phượng đỏ
Thắp suốt mùa hè                                                                                                               Rơi cùng tiếng ve
Hình ảnh cụ thể làm lên sắc hạ ở bài thơ này chính là “mấy chùm phượng đỏ”. “Màu hoa như màu máu con tim” ấy chính là màu sắc đầu tiên mà mỗi khi ai nhắc đến hè đều nghĩ đến. Tác giả cũng không ngoại lệ. Ngắt ý thứ hai tác giả muốn nói “thắp suốt mùa hè”. Vâng những chùm phượng đỏ ấy sẽ nở rực rỡ gần như suốt mùa hè. Thắp suốt mùa hè? Phải chăng tác giả còn muốn gợi mở một sự việc gì đây? chứ không hẳn chỉ nói về mấy chùm phượng đỏ kia. “Rơi cùng tiếng ve” Động từ Rơi được đặt ở đầu câu nhằm gợi mở điều gì, với tiếng ve sẽ Nếu chỉ có vậy hẳn một người làm thơ Haiku lâu năm như ông sẽ không dùng chữ mùa hè…bởi một trong những yêu cầu nghiêm ngặt của thơ Haiku chính là quý ngữ…Mà một tác giả như ông không thể không biết điều này. Với ngắt ý thứ ba tắt, sau khi đã ngân nga cùng vũ khúc phượng hồng suốt cả mùa hè.
 Hoa phượng? Thắp suốt? rơi? Phải chăng những gợi mở ấy muốn dẫn dắt ta tới nhận định Tất cả âm thanh, màu sắc của mùa hạ, dù có lung linh tươi đẹp, ngân nga suốt tới đâu. Nhưng đến một thời khắc nhất định nó bắt buộc phải “rơi”. Bỗng nhiên tôi liên tưởng tới cuộc sống con người cũng vậy, phấn đấu tạo dựng suốt cả đời đến một lúc phải chia tay cõi tạm. Ta lại trở về số không tròn trĩnh, tất cả thành hư không…
Sắc Hạ thứ hai được tác giả viết chỉ với 9 từ cho ba ngắt ý
Cầu bẩy sắc                                                                                                                             Cơn gió lắc                                                                                                                       Trôi theo mưa
Hình ảnh cụ thể là cây cầu vồng bẩy sắc. Vốn là  hiện thân của sự tán sắc ánh sáng. Cầu vồng lung linh sắc màu thường hiện trước cơn giông vào đầu mùa hạ, quý ngữ thể hiện trong ngắt ý thứ nhất này. Nhưng ở câu thứ hai, cũng là ngắt ý thứ hai cũng lại là hiện tượng thiên nhiên nữa “cơn gió lắc’. Trong cơn giông thì gió gặp bất cứ thứ gì trên đường đi nó đều rung lắc thậm chí còn quật ngã nữa kìa. Nhưng tất cả chẳng còn gì sau khi vào câu thứ ba “Trôi theo mưa”. Cùng là hiện tượng thiên nhiên cùng xuất hiện trong một thời điểm, mỗi một ngắt ý có một màu sắc và ý nghĩa riêng biệt..nhưng cuối cùng cũng như ở Sắc Hạ đầu tiên tất cả chỉ một động từ “trôi” làm tan biến hết…Tất cả mọi vẻ đẹp, mọi níu kéo, mọi sự  cố gắng…chỉ một chữ  “trôi” cuốn theo mưa hết . Một Sắc Hạ nữa khiến người chiêm ngưỡng suy tư không kém đã qua.
Lối bằng lăng                                                                                                                      Nhuộm tím trăng                                                                                                             Giấc mơ ngày trước
Một Sắc Tím đặc trưng của mùa Hạ đó là hoa bằng Lăng đã hiện diện. “Lối bằng Lăng..” Một con đường toàn hoa bằng lăng, mang theo màu tím khi hè về, để rồi Ai kia có cảm giác những cánh hoa tím ấy Nhuộm tím cả ánh trăng đêm hè! Ngắt ý thứ ba “giấc mơ ngày trước”. Ngày trước cách nay bao lâu nhỉ? Thuở còn cắp sách tới trường lối ấy bằng lăng đã tím? Hay khi trái tim biết rung những nhịp đập khác thường khi cùng  Ai đi về trên lối ấy? Tím hoa? hay bầu trời tím theo nỗi nhớ, với ước mơ thời tuổi hồng, nhẹ nhàng như những cánh bằng lăng ngày trước ấy? Để rồi hôm nay Hạ về. Mang theo sắc hoa màu tím trên lối xưa gợi bao kỷ niệm dẫu đã xa có thể là rất xa…Biết là nhớ, biết là đã xa nhưng vẫn hoài niệm. Và, những hoài niệm ấy, chẳng bao giờ có thể trở lại, bởi làm sao có thể quay ngược được thời gian đây.
Một Sắc Hạ trên lối xưa của những chùm bằng lăng nhuộm tím cả ánh trăng, dẫn ta đến một sắc hạ của màn đêm thanh vắng:
Dưới trời cao                                                                                                                           Sáng cùng sao                                                                                                                    Bầy đom đóm
“Dưới trời cao” ngắt ý này ta có thể liên tưởng tới bầu trời cao xanh vời vợi ban ngày hay đêm mùa hạ đều có cả. Một khoảng trời thênh thang mở ra theo sau nó là “Sáng cùng sao” vậy là một đêm hạ trời trong veo, có thể cuối tháng và cũng có thể đầu tháng khi ấy chị Hằng cùng chú Cuội đi chơi chưa về kịp. Bầu trời cao lồng lộng với ngàn triệu vì sao. Nhưng Sáng cùng sao lại đi cùng ngắt ý thứ ba “Bầy đom đóm”. Thì quả thật khó cưỡng lại được sự đắn đo về cách sắp đặt câu chữ cho ra những gợi mở của tác giả…Nghĩ mãi rồi tôi cũng đã say Sắc Hạ này. Trăng đi vắng… Sao sáng trên dải ngân hà lồng lộng kia cũng phải cùng với Bầy đom đóm mang chút ánh sáng yếu ớt đi khoe đấy thôi! Đời người mỗi chúng ta trong xã hội cũng vậy thôi, giàu nghèo, sang hèn, tốt xấu vẫn bên nhau đâu thể khác được. Anh giâu, anh sang anh sống theo cách của người giàu người sang. Tôi nghèo tôi cũng có cách sống của riêng mình vậy.
Và rồi Sắc Hạ thứ năm cũng đã khoe sắc
Ven bờ hoa nắng                                                                                                                   Dập dìu bướm trắng                                                                                                          Mùa xưa theo về
“Ven bờ hoa nắng” là địa điểm cụ thể nơi mà sắc hạ muốn khoe…Có thể là ven bờ ao, bờ vùng, bờ thửa hay bờ đê của một làng quê Bắc bộ nào đó…Hoa nắng hình ảnh của ánh nắng ban mai chiếu những tia nắng mềm mại xuống bờ cỏ…Cho ta cảm giác yên binh, nhẹ nhàng, sau những sắc hạ gợi mở dẫn tới những con đường trắc trở, gập gềnh. Ngắt ý thứ hai là hình ảnh “dập dìu bướm trắng”. Có thể là đàn bướm nhỏ xinh bay lượn dập dìu, trên những lùm hoa cỏ dại ven bờ…Nhưng Bướm trắng dập dìu cũng có thể là một dàn nữ sinh tha thướt những tà áo trắng buổi tan trường chia tay về với Hạ.
Rồi ngắt ý thứ ba dẫn ta đi “Mùa xưa theo về”. Vâng rất cám ơn gợi mở của ngắt ý cuối cùng cho trọn vẹn một sắc hạ khiến trái tim người đọc nao nao nhớ về mùa hạ năm nào chia tay thầy bạn, chia xa mái trường. Mỗi người có một ngã rẽ riêng cho mình. Nhưng gần như tất cả mỗi chúng ta, khi bắt gặp những tà áo trắng thướt tha không ai bảo ai đều thấy Tuổi hồng của mình trong những “mùa xưa”.
Cám ơn tác giả Lý Viễn Giao với chùm thơ Sắc Hạ. Mang đến năm bông hoa nhiều màu về mùa hạ. Mỗi một Sắc Hạ có một màu sắc riêng, nhưng chúng đều mang một thông điệp cho cuộc sống của con người trong xã hội hôm nay. Với riêng cá nhân tôi Sắc Hạ đã mở ra cho tôi rất nhiều cảm nhận …Tôi cảm được gì? Tôi hiểu được gì? Tôi gửi hết vào bài viết này. Có thể tôi chưa thể lột tả cũng như cảm nhận được hết những gì mà chùm thơ Haiku Sắc Hạ gợi mở, âu cũng đành bất lực…Mong tác giả và bạn đọc lượng thứ và bỏ qua cho những điều nếu còn thiếu sót.


Thứ Bảy, 12 tháng 7, 2014

Vu vơ ru


Ht Cát_Diu Sinh


 Chiều đong đưa... Tối dùng dằng
Hoàng hôn Trúc Bạch, trăng xanh Tây Hồ.
Sóng đè búp sóng lập lờ
Gió ghì ngọn gió dạt bờ nôn nao
Vu vơ ruột xót gan bào
Vu vơ... thoáng cũng cồn cào.
 Nhớ ơi!
Đắm mê đêm trọn gối giời
Vòng tay mây thả chơi vơi cánh màn...

À ơi... Ngủ nhé! Nồng nàn
 Ngoan... ngủ nhé! Gió Nồm nam xa mùa!

Thứ Ba, 8 tháng 7, 2014

Chiếc giầy bên phải trong cánh cửa



           18 giờ, chị gọi điện thoại đến Công ty của chồng, chú bảo vệ nói rằng: "sếp vừa đi ăn tối ở nhà hàng". Linh tính cho chị biết đó là... nhà nàng chứ không phải nhà hàng. 
20 giờ, sau khi cho các con ăn xong, chị phi xe máy đến nhà nàng. Ô tô của sếp đang đỗ ở trong sân. Linh tính đã không đánh lừa chị. Có cái gì đó rất nóng, trào lên nơi cuống họng nhưng chị đã kịp nuốt khan nó vào.Không ấn chuông, không đập cửa, cũng không gào thét, chị cởi chiếc giày bên chân phải của mình, treo vào phía trong cánh cửa sắt rồi phóng xe về nhà, giúp các con ôn bài. 
          Gần 23 giờ đêm, sếp mới chỉnh trang lại y phục, chải lại mái tóc bị vò rối bù và ra về. Nàng ra mở cửa cho sếp trong bộ váy áo ngủ mỏng tang đầy quyến rũ và giật mình khi nhìn thấy một chiếc giày treo trong khung cửa sắt. “Sao lại có một chiếc giày ở đây? Một chiếc giày chân phải rất đẹp”. “Thôi, em vào ngủ đi. Cho dù đẹp nhưng một chiếc giày thì cũng chẳng làm được việc gì”. 
Trên đường về nhà, sếp cứ nghĩ vẩn vơ về chiếc giày đó, nó là của ai? Và vì sao nó được treo ở đó? 
Sếp đánh ô tô vào gara, mở cổng rất khẽ. Có một chiếc giày chân trái của phụ nữ đặt ngay ngắn trên bậc cửa. Sếp đứng như trời trồng trước chiếc giày đó chừng 2 phút. Sau đó sếp vào phòng ngủ riêng, vì sếp không muốn nghe vợ cằn nhằn, khóc lóc. 
Nhưng sếp trằn trọc mãi không sao ngủ được. Sẽ có giông bão trong căn nhà này. Sẽ là nước mắt, tiếng la hét và một lá đơn ly hôn. Rồi hai đứa nhỏ sẽ chán đời, đi bụi và hư hỏng... Đó là tấn bi kịch đáng sợ nhất. 
Nhưng sáng hôm sau mọi việc vẫn diễn ra bình thường. Bát phở gầu bò thơm ngào ngạt vẫn được để ngay ngắn trên bàn cùng với mấy dòng chữ của vợ: “Em đưa các con đến trường. Anh ăn sáng rồi đi làm. Hôm nay trời u ám nên anh phải mặc bộ vét màu sáng, thắt cà vạt màu sáng. Em đã là kỹ, treo trong tủ”.  
Sếp gọi điện thoại cho nàng: “Chiếc giày chân phải kia là của vợ anh. Đừng vứt đi nhé”. Giọng nàng đầu dây bên kia nghe hơi hoảng hốt: “Trời ạ! Anh muốn làm sao thì làm chứ nếu chị ấy đến nhà em làm ầm lên thì em không sống nổi đâu. Chiều anh tạt qua lấy chiếc giày về”. 
Nhiều ngày trôi qua mà giông bão không nổi lên, thái độ của vợ sếp vẫn bình thản, song một chiếc giày trên bậc cửa cứ nhắc sếp về sự lẻ loi và tội lỗi của một người. Rồi một buổi chiều, sếp lấy hết can đảm, lôi chiếc giày bên phải trong cốp xe ra, đặt ngay ngắn bên chiếc giày chân trái của vợ.
Chị đi làm về, đứng sững trước bậc cửa mấy giây rồi chạy vào, ôm ghì lấy chồng mà thì thầm: “Ôi! Chiếc giày chân phải của em!” Sếp cũng thì thầm bên tai vợ: “Anh xin lỗi em - nghìn lần xin lỗi!”. 
Đàn ông nếu biết kỹ quá khứ của vợ thì đau đầu lắm. Còn đàn bà, nếu biết hơi nhiều về hiện tại của chồng thì đau tim lắm. Nhưng đã trót biết rồi mà ứng xử được như bà vợ của ông sếp kia thì thật là cao thủ.