Thứ Hai, 10 tháng 10, 2016

Về bài thơ "Hai sắc hoa Ti gôn"



         


             ( Một chuyện tình có thật tại Hà Nội vào thời 1940 còn Pháp thuộc.)


          Nhà văn Thanh Châu ( ký giả tuần báo “ Tiểu thuyết Thứ Bẩy” ) có người yêu là cô Trần Thị Vân Chung . Hai người thề non hẹn biển , tình cảm mặn nồng. Lúc đó một luật sư trẻ người Việt , vừa tốt nghiệp luật từ Pháp về Hà Nội ( con Tổng đốc Thanh Hóa ) thấy cô Vân Chung quá xinh đẹp bèn nhờ người mai mối. Dĩ nhiên gia đình đàng gái thấy chàng luật sư tương lai sáng hơn chàng văn sĩ nghèo Thanh Châu , nên nhận lời cho cưới. Đau khổ khi người yêu đi lấy chồng , Thanh Châu viết một truyện ngắn mang tên “ Hoa ti gôn” đăng trong tuần báo Tiểu Thuyết Thứ Bẩy.
          Chừng ba tuần sau , tòa soạn tuần báo Tiểu Thuyết Thứ Bẩy nhận được liên tiếp ba bài thơ . Bài thơ thứ nhất mang tên “ Hai Sắc Hoa Ti Gôn” , bài thơ thứ nhì mang tên “ Bài Thơ Thứ Nhất” và bài thơ thứ ba mang tên “ Bài Thơ Cuối Cùng” .
Tác giả ba bài thơ chỉ ký tên là TTKH rồi bặt tin tứ đó. Bài thơ “ Hai sắc hoa Ti Gôn” của TTKH quá hay , chấn động cả Hà Nội. Người ta dịch bài thơ này ra Pháp ngữ mang tên “ Deux Couleurs de Antigone Fleur đăng lên báo Pháp , cũng làm chấn động thanh niên Paris thời ấy. Nhất là đám sinh viên Việt du học tại Pháp .


Thế là tuần báo Tiểu Thuyết Thứ Bẩy nhận hàng trăm bài thơ của nhiều độc giả bốn phương gửi đến mong được đăng tải trên báo. Mọi người đều thắc mắc tác giả TT KH là ai . Nhiều nhà văn thời ấy đoán mò mong TT KH xuất đầu lộ diện. Ngay cả sự treo giải thưởng bài thơ được coi là hay nhất đó của tuần báo Tiểu Thuyết Thứ Bẩy mà tác giả vẫn bặt tâm tín.
          Antigone Flower tên khoa học là “ Antigonon Leptopus ( danh từ bình dân là “ Coral Vine “ ) , nguồn gốc nguyên thủy của loài hoa dại này từ vùng Địa Trung Hải ( Mediterranean Sea , nơi hoa mọc nhiều nhất là xứ Hy Lạp Greek ). Hoa Antigone được người Pháp nhập vào trồng tại các biệt thự trong khu vực Pháp kiều ( dân Việt gọi là Phố Tây ) tại Việt Nam và tại Thượng Hải ( vùng tô giới của Pháp , Ý và Anh tại Trung Hoa ) Dân Việt gọi là hoa Nho, còn người Trung Hoa gọi là “ Hoa Hiếu Nữ.Nếu trồng bờ dậu thì hoa che kín hàng rào. Kỳ ra hoa nhìn xa rất đẹp với hai màu trắng và hồng.Thật sự loài hoa Antigone chỉ có một , khi mới nở thì màu trắng , sau đó chuyển dần sang màu hồng. Tác giả TTKH viết bài thơ “ Hai Sắc Hoa Ti gôn vì cảm động về mối tình nói trên . Xin đăng  lại bài thơ tình này để cùng nhau chia sẻ .

Một mùa thu trước mỗi hoàng hôn
Nhặt cánh hoa rơi chẳng thấy buồn
Nhuộm ánh nắng tà qua mái tóc
Tôi chờ người đến với yêu đương.

Người ấy thường hay vuốt tóc tôi
Thở dài trong lúc thấy tôi vui
Bảo rằng: "Hoa dáng như tim vỡ
Anh sợ tình ta cũng vỡ thôi".

Thuở ấy nào tôi đã hiểu gì
Cánh hoa tan tác của sinh ly
Cho nên cười đáp: "Màu hoa trắng
Là chút lòng trong chẳng biến suy".

Đâu biết lần đi một lỡ làng
Dưới trời gian khổ chết yêu đương
Người xa xăm quá, tôi buồn lắm
Trong một ngày vui pháo nhuộm đường.

Từ đấy thu rồi thu lại thu
Lòng tôi còn giá đến bao giờ
Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ
Người ấy cho nên vẫn hững hờ.

Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời
Ái ân lạt lẽo của chồng tôi
Mà từng thu chết, từng thu chết
Vẫn giấu trong tim bóng một người.

Buồn quá hôm nay xem tiểu thuyết
Thấy ai cũng ví cánh hoa xưa
Nhưng hồng tựa trái tim tan vỡ
Và đỏ như màu máu thắm phai.

Tôi nhớ lời người đã bảo tôi
Một mùa thu trước rất xa xôi
Đến nay tôi hiểu thì tôi đã
Làm lỡ tình duyên cũ mất rồi.

Tôi sợ chiều thu phớt nắng mờ
Chiều thu hoa đỏ rụng chiều thu
Gió về lạnh lẽo chân mây vắng
Người ấy sang sông đứng ngóng đò.

Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng
Trời ơi! Người ấy có buồn không?
Có thầm nghĩ đến loài hoa vỡ
Tựa trái tim phai, tựa máu hồng?






 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét